Tin tức
Hưởng lợi từ máy nước nóng năng lượng mặt trời
Ngày: 12/09/2013 15:27:26 + GMT7
Tháng 9 vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã được tài trợ cho 30 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố trên địa bàn, mỗi đơn vị 1 bồn chứa nước bằng Inox và 1 một máy nước nóng năng lượng mặt trời. Đây là sản phẩm sử dụng 100% năng lượng mặt trời để làm nóng nguồn nước, cung cấp cho người sử dụng mà không cần dùng đến bất cứ thiết bị điện nào.
Trường tiểu học Ngô Sỹ Liên, TP Bắc Giang có gần 1.200 học sinh và 57 cán bộ, giáo viên. Đây cũng là một trong những trường có số học sinh đông nhất thành phố. Ban Giám hiệu nhà trường cho biết, bình quân mỗi tháng số tiền điện nhà trường phải trả phục vụ cho công tác giảng dạy và sinh hoạt vào khoảng 5 triệu đồng. Nếu như để lắp đặt một hệ thống bình nóng lạnh chạy bằng điện hay bình ga sẽ rất tốn kém trong khi kinh phí của nhà trường có hạn. Sau khi được Đảng uỷ, UBND phường Ngô Quyền bàn giao lắp đặt 01 máy nước nóng năng lượng mặt trời theo chương trình tài trợ, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường rất phấn khởi vì từ nay nhà trường được sử dụng nguồn nước nóng tiện ích, nhất là khi thời tiết giá lạnh.
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện của xã hội ngày càng tăng cao trong khi nguồn năng lượng trong nước chưa đủ đáp ứng, chính vì vậy việc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi tiêu trong mỗi cơ quan, hộ gia đình, giảm bớt gánh nặng cho ngành điện đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng toàn xã hội chung tay bảo vệ môi trường.
Theo EVNNews
Các tin khác
- Pin thân thiện với môi trường
- Những câu chuyện về tiết kiệm điện
- Green-Biz 2013: Phát triển bền vững cùng giải pháp "xanh"
- Bơm nhiệt – giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
- Có thể tiết kiệm 30% điện năng trong các tòa nhà, khách sạn
- Nhiều tòa nhà chưa tiết kiệm điện
- Sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong nước: Vì sao khó cạnh tranh?
- Mỹ: Siết chặt biện pháp để giảm khí thải từ nhà máy điện
- APEC tập trung phát triển năng lượng tái tạo
- 5 xu hướng phát triển năng lượng bền vững